Thị trường là gì?



Thị trường:  Thị trường là nơi trao đổi giữa người bán và người mua. Đem lại giá trị cho 2 bên.
Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của các nhà sản xuất là sản xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác trong thị trường. Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường. Do vậy thị trường đã tác động và có ảnh hưởng quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các cấp độ của thị trường:
1. Thị trường tiềm năng
2. Thị trường thực tế
3. Thị trường mục tiêu
4. Thị trường đã xâm nhập

Chiến lược S-T-P của doanh nghiệp
1. Segmentation (Phân khúc thị trường)
Mục đích là tạo thị trường từ không đồng nhất thành đồng nhất. Để doanh nghiệp thấy rõ nhiều khía cạnh khác nhau của khách hàng như nhân khẩu học, thu nhập,… Từ đó dễ dàng theo dõi hành vi người tiêu dùng  để đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả. Ngoài ra còn hhát hiện khe hở của thị trường để đưa ra chiến lược đúng đắn. Tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận. Chúng ta có thể có thể tiến hành phân khúc thị trường theo:
         Phân khúc thị trường theo địa lý
         Phân khúc thị trường nhân khẩu học -xã hội học
         Phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng
         Phân khúc theo đặc điểm tâm lý

2. Targeting (Lựa chọn thị trường theo mục tiêu)
 Thường dựa vào mức độ hấp dẫn của từng phân khúc thị trường và thế mạnh tức là nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu để xác định những thách thức, cơ hội mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong thị trường mục tiêu đó. Nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp bạn hạn chế nhưng lựa chọn phân khúc thị trường tiêu thụ quá cao. Bạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và chiến dịch của bạn tất nhiên sẽ thất bại. Điều này gân tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.

3. Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường)
 Để thành công, ngoài yếu tố sản phẩm,  doanh nghiệp cần có những phương thức xúc tiến bán hàng khác biệt, hiệu quả. Điều này trong marketing gọi là “định vị sản phẩm”. Định vị sản phẩm giúp tập trung nguồn lực. Xác định đúng chiến thuật trong thế giới marketing mix ngày nay, tạo lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, kinh doanh thông minh không phải kinh doanh quá nhiều sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Mà là tập trung đầu tư và phát triển 1 sản phẩm lên mức tối ưu. Mang nó trở thành độc nhất, tốt nhất, ưu thế của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, việc định vị sản phẩm là vô cùng quan trọng. Định vị sản phẩm có thể dựa vào các chiến lược sau: định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính của sản phẩm, dựa vào giá trị (lợi ích) của sản phẩm đem lại cho khách hàng, dựa vào đối tượng khách hàng, định vị so sánh.

Xem thêm: Target market là gì? Cách xách định thị trường mục tiêu?


No comments

Powered by Blogger.