Promotion là gì? Yếu tố làm nên chiến lược Promotion thành công?

Bạn đã hiểu rõ Promotion là gì? Những yếu tố nào tạo nên một chiến lược Promotion thành công? Khi nhắc tới chiến lược Marketing Mix, không thể nào thiếu chữ P quan trọng nhất  Promotion. Nó  là yếu tố quan trọng nhất, “đinh vị” thương hiệu của bạn trong tâm trí người tiêu dùng.

Promotion là gì?

Promotion trong Marketing là chữ P thứ tư và quan trọng của chiến lược Marketing Mix.Có nghĩa, trước khi thực hiện Promotion, các chữ P còn lại (sản phẩm, giá cả và phân phối) đã phải sẵn sàng. Promotion thường sử dụng truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) . Đó là việc sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến người tiêu dùng.
Ví dụ:  Nếu bạn đang sở hữu một thương hiệu trang sức. Tôi khuyên bạn nên sử dụng quảng cáo truyền hình và các phương tiện truyền thông Above the line. Nhằm quảng bá sản phẩm của riêng bạn. Trong trường hợp này Promotion là gì?
Nếu nó là một thương hiệu nhỏ, bạn nên sử dụvpng phương tiện truyền thông in ấn. Hoặc Internet và quảng cáo ngoài trời để quảng bá. Vì thế, tùy thuộc vào phân khúc, định vị mục tiêu, chiến lược Promotion của bạn sẽ được lên kế hoạch sao cho phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra cần phải tiết kiệm chi phí nhất.

Con đường của Promotion

Con đường của Promotion là gì? Bạn nên biết Promotion thường được các Marketer sử dụng vào 2 con đường chính:
  • Above the line: là các họat động nhằm khuyếch trương và xây dựng hình ảnh nhãn hiệu. với mục đích lâu dài và bền vững  thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ví dụ như TV, Radio, Print & Outdoor Ads. Các hoạt động này thường được đảm nhận bởi Brand team.
  • Below the line: là các họat động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy tiêu dùng và bán lẻ. Mục đích  của nó là ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp. Ví dụ: Tiếp thị trực tiếp, sản phẩm mẫu, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng,…..
  • Xem thêm:“Case study là gì? Chiến lược áp dụng vào học tập cho sinh viên”
Ngoài ra Promotion có thể được kết hợp với  Price (Giá cả) nhằm bán hàng và xúc tiến thương mại. Hay Placement (Phân phối) để sản phẩm được phân phối trước khi bắt đầu các chương trình Promotion. Kết hợp với Product (Sản phẩm) để cung cấp các sản phẩm khác nhau cho các kênh khác nhau. Tất cả các yếu tố khác nhau này sẽ được tích hợp trong chiến dịch Marketing sản phẩm.

Hiệu quả một chiến lược Promotion thành công là gì?

1. Nhận thức 

Nhận thức trong Promotion là gì? Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của Promotione trong Marketing là tạo ra nhận thức. Bất cứ khi nào sắp giới tra mắt một sản phẩm mới, hoặc giới thiệu một chương trình mới, cần phải tạo ra nhận thức. Vì vậy, các công ty sử dụng chương trình khuyến mãi trong hỗn hợp tiếp thị là BTL và ATL để quảng bá sản phẩm.

2. Xây dựng thương hiệu 

Thành ngữ “Một thương hiệu là một lời hứa” là câu nói bất hủ trong thế giới Marketing. Tuy nhiên, một thương hiệu bao gồm cả  Sản phẩm cũng như các thông tin truyền thông từ Doanh nghiệp đến khách hàng. Do đó, các thương hiệu như Apple và Coca cola đang đứng đầu trên bảng giá trị thương hiệu. Đó là kết quả của  những nỗ lực quảng bá và tiếp thị truyền thông của họ trong suốt vài thập kỷ qua.

3. Định vị 

Khi nói đến những chiếc xe hơi cao cấp, đâu sẽ là thương hiệu đầu tiên bạn nghĩ đến? Có phải BMW,  AUDI, FERRARI hay là một thương hiệu nào khác? Tất cả các công ty này đang cố gắng để có được vị trí hàng đầu trong tâm trí của bạn và  của khách hàng. Chiến lược Promotion của một công ty  trực tiếp quyết định vào vị trí của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

4. Chấp nhận 

Một khách hàng sẽ có khả năng chấp nhận một sản phẩm. Nếu anh ta đã từng nghe thương hiệu hoặc tên công ty ở đâu đó. Như vậy, cùng với nhận thức, chiến lược Promotion cũng làm tăng sự chấp nhận của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì không phải vậy. Dù bạn có làm bao nhiêu quảng cáo nếu sản phẩm không phù hợp, thị trường sẽ không bao giờ chấp nhận. Do đó, chiến lược Promotion có những hạn chế riêng.

5. Nhắm mục tiêu của khách hàng 

Các chương trình khuyến mãi giúp Doanh nghiệp nhắm đúng khách hàng mục tiêu của họ. Ví dụ – Pepsi nhắm vào giới trẻ, Adidas nhắm vào những người yêu thể thao và sức khỏe, v.v. Do đó, nếu nhắm mục tiêu theo phân đoạn và định vị thị trường, Doanh nghiệp sẽ có chiến lược Promotion phù hợp.

6. Thu hồi thương hiệu. 

Mục tiêu Promotion là gì? Một trong những mục tiêu phổ biến nhất đó là ám ảnh thương hiệu. Đó là làm khách hàng luôn gợi nhớ về thương hiệu của bạn. Hiện nay, ngày càng nhiều thương hiệu trở nên phổ biến trên thị trường. Nên bạn có thể không cần quảng cáo gợi nhớ thương hiệu. Nhưng các lĩnh vực như dược phẩm có tính cạnh tranh cao và không đa dạng sản phẩm. Thì bạn cần thường xuyên cần phải thực hiện Promotion để thúc đẩy sự gợi nhớ thương hiệu. Vì vậy, Promotion trong Marketing sẽ giúp gợi nhớ thương hiệu với khách hàng. Qua đó thúc đẩy doanh thu và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm.

7. Có được khách hàng mới 

Mục đích cuối cùng của Marketing hay bất kì chiến dịch quảng bá Sản phẩm, là để thu hút khách hàng mới. Và mang về lợi nhuận “khủng” cho công ty. Với các hoạt động ATL và BTL hoạt động đồng thời, và một kế hoạch truyền thông tiếp thị phù hợp tại chỗ, Doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu được nhiều khách hàng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được khái niệm Promotion là gì. Đặc biệt hiểu được các yếu tố tạo nên một chiến lược Promotion hiệu quả!

No comments

Powered by Blogger.