Các giai đoạn phát triển của Marketing

[​IMG]
Marketing 1.0

Lấy sản phẩm làm trung tâm, giai đoạn này tập trung nói về sản phẩm, làm sao để doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và sẽ bán sản phẩm đó như thế nào.Hoạt động marketing sẽ xoay quanh 4P (Product, Price, Place, Promotion).

Marketing 2.0

Nói về khách hàng, làm thế nào để xác định được đối tượng khách hàng của doanh nghiệp để bán sản phẩm sao cho tốt nhất. Khách hàng có nhiều kiến thức, hiểu biết hơn, và nhu cầu cao hơn. Vì thế, trong Marketing 2.0, việc bán hàng phụ thuộc vào phía khách hàng nhiều hơn Marketing 1.0.

Marketing 3.0

Nói về những giá trị mà một sản phẩm, một doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, cho xã hội. Marketing 3.0 xem khách hàng không phải là một thực thể bị động mà là một con người hoàn chỉnh với tâm trí, trái tim và tinh thần cùng với các mối quan tâm của họ tới giá trị cuộc sống và các vấn đề của cộng đồng nơi họ đang sống. Marketing 3.0 tiếp thị và xây dựng thương hiệu qua các hoạt động văn hoá, xã hội.

Marketing 4.0

Đề cập một cách tiếp cận có căn cứ để dẫn dắt khách hàng đi từ nhận biết đến ủng hộ thương hiệu của doanh nghiệp với xu hướng phát triển của công nghệ số.Marketing 4.0 đề xuất sựthích nghi của các doanh nghiệp với bản chất thay đổi của hành vi khách hàng trong nền kinh tế số với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với 4 yếu tố đang được nhắc đến ở mọi nơi, mọi lĩnh vực: Vạn vật kết nối (Internet of Things); Điện toán đám mây (Cloud); Dữ liệu lớn (Big data); Trí tuệ nhân tạo (Atifical intelligence); Tự động hóa (Automation) là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho marketing trong giai đoạn kỷ nguyên số. Marketing 4.0 tin rằng sự hội tụ của công nghệ cuối cùng sẽ dần đến sự hội tụ giữa tiếp thị số và tiếp thị truyền thống.

* Marketing 4.0 – Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số

Sự phát triển của thiết bị di động số hóa và hoạt động số hóa nhằm đáp ứng khao khát được kết nối về mặt xã hội của con người, khao khát này đòi hỏi sự kết nối và giao tiếp. Các thiết bị di động không còn là công cụ và kênh giao tiếp đơn thuần, mà đóng vai trò là cánh cổng đến xã hội số hóa, nơi khách hàng có thể hòa hợp giữa cuộc sống trực tuyến với đời thực. Sự phát triển của thiết bị di động số hóa trao trả quyền năng cho khách hàng để họ có thể điều khiển và thiết kế cuộc sống như mong muốn. Còn với hoạt động số hóa, họ có thể làm nhiều thứ hơn với bạn bè trên mạng của mình, cả ở mức độ cá nhân cũng như mức độ mạng lưới. Những điều này được thể hiện rất rõ trong Marketing 4.0.

Đọc thêm: Xu hướng Marketing 4.0

No comments

Powered by Blogger.