8 bước lập kế hoạch Marketing hoàn hảo ra mắt sản phẩm mới!
Kế hoạch Marketing hiệu quả là rất quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt, lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới giúp doanh nghiệp tối ưu hoá nguồn lực và thời gian để phát triển kinh doanh đồng thời xây dựng hiểu biết thương hiệu. Các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới sau đây sẽ giúp doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn. Cùng Toppick.vn khám phá nhé!
Lập kế hoạch marketing đơn giản là phác thảo tất cả những gì quan trọng cho hoạt động tiếp thị doanh nghiệp được thành công và nhất quán.
Tại sao cần phải lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới?
Kế hoạch marketing ra đời với mục đích: nhằm tìm hiểu thị trường, khách hàng và đối thủ. Việc phác thảo nên một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là một việc rất quan trọng. Trước tiên là đưa sản phẩm đến càng nhiều người dùng càng tốt. Sau đó là có thể có và giữ chân được nhiều khách hàng, dự báo được sự thay đổi của thị trường, xu hướng và những ý tưởng mới cho sản phẩm.
Các bước cho 1 kế hoạch về Marketing hoàn hảo để ra mắt sản phẩm mới
1. Nắm vững thông tin về công việc kinh doanh hiện tại và sản phẩm của công ty
Các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT . Dựa vào đó để liệt kê ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển. Về bản chất, nội dung công việc giống hệt như bản kế hoạch kinh doanh của công ty. Đây là cơ hội để nhìn nhận lại toàn bộ công việc kinh doanh. Bao gồm bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại.
2. Xác định tầm nhìn,nhiệm vụ cho doanh nghiệp
Tầm nhìn của doanh nghiệp là một mô tả sinh động về trạng thái mà bạn muốn đưa doanh nghiệp đạt đến. Hơn nữa, nó kích thích và thúc đẩy bạn hành động và giúp tạo ra một bức tranh hợp lí (mental picture) về doanh nghiệp mà bạn muốn.
Lợi ích khi có một bản liệt kê rõ ràng về tầm nhìn:
- Làm kim chỉ nam giữ bạn đi đúng hướng.
- Đánh giá các cơ hội đến với bạn và ra quyết định dựa trên cơ sở liệu rằng cơ hội ấy có đưa bạn tới gần hơn với tầm nhìn.
- Đo lường tiến độ, thiết lập mục tiêu, ưu tiên thứ tự công việc và biết khi nào thì nói không.
- Giúp bạn tập trung vào những gì cần được làm và loại bỏ đi mọi thứ làm bạn tốn thời gian.
3. Lựa chọn thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường
Mô tả thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường theo:
- Độ tuổi (Age),
- Giới tính (Gender),
- Nghề nghiệp (Career),
- Mức thu nhập (Income level)…
Nếu bản kế hoạch không đủ tiền lực thì bạn cần phải tập trung cho việc xúc tiến sản phẩm đến những khách hàng mà bạn nghĩ là họ có thể mua hàng của bạn. Khi bạn có nhiều khách hàng hơn thì bạn cần phải thay đổi bản kế hoạch cân đối cho phù hợp.
Thị trường mục tiêu là điều có thể bạn đã nghe rất nhiều ở các lớp học marketing hay các bài viết chuyên môn. Nó chính là nguyên tố quyết định cho mọi chiến lược marketing thành công.
Trong phần này, doanh nghiệp nên liệt kê “tất tần tật” mọi thứ về khách hàng tiềm năng. Bao gồm: thông tin nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, và sâu hơn là hành vi, thói quen mua hàng.
Tại sao họ lại mua hàng của bạn? Sản phẩm của bạn giúp giải quyết vấn đề gì của họ? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Thông tin họ muốn tìm kiếm thường ở đâu? Tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu bạn có được tại phần này . Việc này nhận diện chính xác các phương thức và chiến lược marketing cần sử dụng. Hơn nữa giúp bạn hiểu rõ khách hàng mục tiêu “từ trong ra ngoài”. Nó sẽ rất hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
4. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sẽ chẳng bao giờ có chuyện doanh nghiệp không cần phải lo lắng về đối thủ cạnh tranh với sản phẩm/ dịch vụ của mình cả. Luôn luôn có một vài công ty đang cung cấp sản phẩm tương tự với sản phẩm doanh nghiệp sắp đưa ra. Tức là bạn cần phải cố gắng hơn nữa để khác biệt và vượt lên dẫn đầu.
Đừng vội lo lắng, đây là điều mà mọi chủ sở hữu doanh nghiệp phải đối mặt. Cách xử lý chính là sử dụng tất cả hiểu biết của bạn về đối thủ để tìm ra hướng đi mới mẻ, khẳng định sự khác biệt của mình giữa đám đông.
Điểm nổi trội hơn so với đối thủ của bạn là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của họ so với sản phẩm của bạn? Bằng việc thu thập thông tin chi tiết cả về khách hàng của đối thủ cũng giúp bạn nâng tầm sự khác biệt của mình để chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần nhận biết và làm rõ mọi nhà đầu tư có khả năng trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai và chuẩn bị sẵn sàng nếu cuộc đối đầu diễn ra.
5. Đặt mục tiêu chiến lược Marketing
Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới? Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không?
Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu:
- Từ tài chính cho tới mở rộng thị trường,
- Từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng người biết tới thương hiệu,…
Phần quan trọng nhất là khoanh vùng một số đích đến mà doanh nghiệp cần đạt tới trong năm. Dù nó có vẻ khả thi hay không! Cố gắng không đưa các vấn đề như logistic hay management vào bước này để tránh bị phân tâm. Nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hoá các mong muốn, mục đích của doanh nghiệp về sản phẩm trong giai đoạn sắp tới. Đừng để các mục tiêu của bạn trở nên quá xa vời. Vì chúng cần trở thành động lực chứ không phải khiến bạn lo ngại.
6. Dự trù ngân sách
Thiết lập ngân sách cho bản kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới. Cần vạch ra những chiêu thức cho quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông…phù hợp với ngân sách đưa ra. Quan trọng nhất là phải đẩy mạnh sự nhận biết của khách hàng về thương hiệu của bạn thông qua các chiêu thức trên.
Một kế hoạch hiệu quả là:
- Không lãng phí quá nhiều tiền nhưng thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng,
- Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý,
- Tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Ngân sách marketing luôn luôn là công việc đau đầu với nhiều nhà quản lý. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi để đảm bảo ngân sách. Điều này nằm trong khả năng thực hiện vào thời điểm hiện tại chứ không phải phụ thuộc vào tương lai.
7. Thiết lập kế hoạch cụ thể
1 Kế hoạch cụ thể bao gồm:
- Chi tiết hóa những công việc cần làm,
- Giao nhiệm vụ cho các đầu mối liên quan,
- Liên kết giữa các bộ phận.
Và luôn phải có 1 kế hoạch dự phòng để tránh những trường hợp có kế hoạch bị bể.
Một kế hoạch Marketing hiệu quả phải có sự đầu tư công sức và chất xám của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện tốt các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới như trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại vô cùng lớn.
Xem thêm: Những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh hằng ngày thông dụng nhất
8. Đánh giá và kiểm soát
Chúc mừng bạn đã đến bước cuối cùng cho một bước lập kế hoạch Marketing hoàn hảo. Tại bước này, sau khi đã bắt tay vào hành động thì bạn cần phải có sự đánh giá và kiểm soát chặt chẽ. Điều này đảm bảo cho sản phẩm mới được tiếp cận tới khách hàng.
Kết luận
Kế hoạch Marketing để cho ra mắt một sản phẩm mới rất quan trọng với các Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp mới càng cần phải có một kế hoạch Marketing rõ ràng và đạt hiệu quả cao. Sản phẩm của bạn là những sản phẩm “sinh sau đẻ muộn”, và muốn cạnh tranh được với những tên tuổi đi trước, thì ắt hẳn bạn sẽ cần phải có một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới độc đáo hơn rất nhiều lần so với một sản phẩm mới.
Chúc bạn có một kế hoạch Marketing hoàn hảo!
Biên tập: Hoài Trịnh
Leave a Comment